Tín dụng cho học sinh - sinh viên
Sẽ điều chỉnh tăng mức cho vay.
Ngày 10-3, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện chương trình Tín dụng đối với học sinh - sinh viên (HS-SV). Hội nghị đã có một số quyết định mới chung quanh chính sách này.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, sau hơn ba năm triển khai Quyết định số 157 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay doanh số cho vay là 27.049 tỷ đồng. Tổng dư nợ: 26.052 tỷ đồng với hơn 2 triệu HS-SV thuộc gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường.
Mức vay không còn phù hợp
Thời gian triển khai tuy chưa dài nhưng chương trình tín dụng mang đầy tính nhân văn trên đã giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện được chủ trương: “Không để HS-SV nào vì nghèo mà bỏ học”. Thực tế cho thấy, với mức vay 900.000 đồng/ tháng đã góp phần để HS-SV dù nghèo, nhưng nếu có ý chí, vẫn có thể đi qua con đường học vấn đầy khó khăn, để tiến đến tương lai. Chẳng hạn em Lại Thế Quang, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cha mất sớm, mẹ đi làm mướn. Nhờ nguồn vay tín dụng, Quang học xong ngành tự động, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ra trường, Quang đi làm, tiếp mẹ nuôi em. Ba người em của Quang, cũng nhờ vốn vay tín dụng kết hợp hỗ trợ của Quang, đến nay một người đã tốt nghiệp Trường ĐH Hùng Vương, một em đang học năm cuối Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; một em đang học năm thứ 4 ngành kiến trúc xây dựng Trường ĐH Văn Lang TP.HCM…
Tuy nhiên đến nay vẫn còn 170 sinh viên vay sai đối tượng, với 1.480 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện chương trình còn bị động, không đáp ứng kịp thời cho việc giải ngân vốn mang tính thời vụ cao (thời gian cho vay tổ chức vào đầu năm học và đầu học kỳ). Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Ngoài ra một số hộ dân có quan niệm: Có con học cao đẳng hoặc đại học là đương nhiên được vay vốn(!) - suy nghĩ trên khiến cho một số chính quyền địa phương gặp khó trong việc giải thích, tuyên truyền… Đặc biệt, lĩnh vực khiến chương trình gặp khó nhất là thu hồi vốn. Thực tế cho thấy: Những sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, thì không thể hoàn trả vốn lẫn lãi. Ngoài ra một số địa phương còn tỏ ra nể nang, thiếu cương quyết trong xử lý những trường hợp vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn chương trình tín dụng này, trong đó có đề nghị Chính phủ xem lại việc tính lãi suất; cần hoàn thiện hơn trang web vay vốn đi học, vì hiện nay dữ liệu về danh sách hộ và SV-HS, các trường có SV-HS vay vốn… chưa đầy đủ. Thạc sĩ Châu Văn Lực, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ đề nghị: “Chính phủ nghiên cứu tăng mức cho vay vì hiện nay học phí và giá cả thị trường đều tăng, mức vay cũ không còn phù hợp. Ngoài ra chương trình nên cứu xét cho vay những người học các chương trình sau đại học”… Ý kiến này được sự đồng thuận của hầu hết đại biểu. Một số sinh viên đề nghị được vay tiền mua máy vi tính. Em Lê Minh Nhựt (SV ngành sư phạm thể dục - thể thao, Trường ĐH Cần Thơ) phân tích: “Việc tiếp cận với công nghệ thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu rất cần thiết, trong khi thời gian tiếp cận hệ thống internet tại trường rất giới hạn. Em xin đề nghị chương trình mở rộng nguồn vốn giúp chúng em mua máy tính vì máy tính là một trong những yêu cầu cấp bách đối với chúng em trong học tập, đồng thời còn là hành trang cho chúng em tiếp bước trên đường đời sau khi hoàn thành chương trình đại học”…
Các bộ nghiên cứu tăng mức vay
Những băn khoăn và kiến nghị trên được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp nhận và chỉ đạo: “Các bộ GD-ĐT, Tài chính, LĐ-TB-XH cần nghiên cứu quy định lại mức lãi suất vay vốn tín dụng HS-SV, phải có sự khác nhau, phù hợp tình hình kinh tế từng vùng - miền, và mở rộng đối tượng vay. Những hộ tuy chưa là cận nghèo nhưng có hai con trở lên, đang học đại học hoặc học nghề, nên được cứu xét cho vay vốn tín dụng. Ngân hàng Chính sách xã hội cần có biện pháp chỉ đạo hiệu quả để một số địa phương không dùng tiền tín dụng SV-HS cấn trừ nợ cho những chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo hoặc các chương trình khác. Các địa phương, các trường mau chóng cung cấp thông tin cho trang web vay vốn đi học để cập nhật chính xác số liệu người vay vốn và tình hình hoạt động của chương trình, giúp các đơn vị liên quan và nhân dân nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ công tác quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình…”.
Bộ LĐ-TB-XH cần điều tra, xây dựng, đến cuối năm 2011 hoàn thành dữ liệu về danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo trong cả nước, nhằm phục vụ tốt chương trình tín dụng SV-HS cũng như các chương trình xã hội khác. Đối với người vay theo diện khó khăn đột xuất, vẫn duy trì quy định: Sau một năm phải rà soát lại, xem hộ đó có còn thuộc tiêu chuẩn diện được vay hay không? Đối với nguyện vọng hỗ trợ kinh phí mua máy tính, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT kết hợp một số tập đoàn nghiên cứu chương trình máy tính giá rẻ cho sinh viên, đồng thời vận động những doanh nghiệp, những cơ quan, tặng sinh viên số máy tính đã qua sử dụng…
Phó thủ tướng cũng yêu cầu tuyên truyền sâu hơn về chương trình, làm sao giúp mọi người dân, nhất là học sinh khối lớp 9 và khối 12 hiểu rõ về chương trình tín dụng này, góp phần giúp các em chọn được một hướng đi thích hợp cho tương lai. Cụ thể như đối với học sinh lớp 9: Các em sẽ được vay vốn để học nghề nếu gia đình khó khăn… Đối với nguồn vốn thực hiện, phấn đấu đến năm 2012 sẽ có loại hình tín dụng sinh viên với sự tham gia của nhiều ngân hàng khác... Ba bộ: Tài chính, GD-ĐT và LĐ-TB-XH kết hợp Ngân hàng Chính sách xã hội cùng phối hợp nghiên cứu điều chỉnh chung quanh những nội dung: Đối tượng vay, nội dung vay và mức vay. Riêng mức vay, cần tăng nhưng phải có sự khác nhau về mức vay giữa các vùng - miền, các bậc học. Sự khác biệt này cũng phải tính đối với mức lãi suất cho các đối tượng vay vốn, tùy theo khu vực…Ngày 10-3, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện chương trình Tín dụng đối với học sinh - sinh viên (HS-SV). Hội nghị đã có một số quyết định mới chung quanh chính sách này.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, sau hơn ba năm triển khai Quyết định số 157 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay doanh số cho vay là 27.049 tỷ đồng. Tổng dư nợ: 26.052 tỷ đồng với hơn 2 triệu HS-SV thuộc gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường.
Mức vay không còn phù hợp
Thời gian triển khai tuy chưa dài nhưng chương trình tín dụng mang đầy tính nhân văn trên đã giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện được chủ trương: “Không để HS-SV nào vì nghèo mà bỏ học”. Thực tế cho thấy, với mức vay 900.000 đồng/ tháng đã góp phần để HS-SV dù nghèo, nhưng nếu có ý chí, vẫn có thể đi qua con đường học vấn đầy khó khăn, để tiến đến tương lai. Chẳng hạn em Lại Thế Quang, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cha mất sớm, mẹ đi làm mướn. Nhờ nguồn vay tín dụng, Quang học xong ngành tự động, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ra trường, Quang đi làm, tiếp mẹ nuôi em. Ba người em của Quang, cũng nhờ vốn vay tín dụng kết hợp hỗ trợ của Quang, đến nay một người đã tốt nghiệp Trường ĐH Hùng Vương, một em đang học năm cuối Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM; một em đang học năm thứ 4 ngành kiến trúc xây dựng Trường ĐH Văn Lang TP.HCM…
Tuy nhiên đến nay vẫn còn 170 sinh viên vay sai đối tượng, với 1.480 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện chương trình còn bị động, không đáp ứng kịp thời cho việc giải ngân vốn mang tính thời vụ cao (thời gian cho vay tổ chức vào đầu năm học và đầu học kỳ). Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định tiêu chí hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Ngoài ra một số hộ dân có quan niệm: Có con học cao đẳng hoặc đại học là đương nhiên được vay vốn(!) - suy nghĩ trên khiến cho một số chính quyền địa phương gặp khó trong việc giải thích, tuyên truyền… Đặc biệt, lĩnh vực khiến chương trình gặp khó nhất là thu hồi vốn. Thực tế cho thấy: Những sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp, thì không thể hoàn trả vốn lẫn lãi. Ngoài ra một số địa phương còn tỏ ra nể nang, thiếu cương quyết trong xử lý những trường hợp vay vốn sai mục đích, sai đối tượng.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu đóng góp ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hơn chương trình tín dụng này, trong đó có đề nghị Chính phủ xem lại việc tính lãi suất; cần hoàn thiện hơn trang web vay vốn đi học, vì hiện nay dữ liệu về danh sách hộ và SV-HS, các trường có SV-HS vay vốn… chưa đầy đủ. Thạc sĩ Châu Văn Lực, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ đề nghị: “Chính phủ nghiên cứu tăng mức cho vay vì hiện nay học phí và giá cả thị trường đều tăng, mức vay cũ không còn phù hợp. Ngoài ra chương trình nên cứu xét cho vay những người học các chương trình sau đại học”… Ý kiến này được sự đồng thuận của hầu hết đại biểu. Một số sinh viên đề nghị được vay tiền mua máy vi tính. Em Lê Minh Nhựt (SV ngành sư phạm thể dục - thể thao, Trường ĐH Cần Thơ) phân tích: “Việc tiếp cận với công nghệ thông tin trong quá trình học tập và nghiên cứu rất cần thiết, trong khi thời gian tiếp cận hệ thống internet tại trường rất giới hạn. Em xin đề nghị chương trình mở rộng nguồn vốn giúp chúng em mua máy tính vì máy tính là một trong những yêu cầu cấp bách đối với chúng em trong học tập, đồng thời còn là hành trang cho chúng em tiếp bước trên đường đời sau khi hoàn thành chương trình đại học”…
Các bộ nghiên cứu tăng mức vay
Những băn khoăn và kiến nghị trên được Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp nhận và chỉ đạo: “Các bộ GD-ĐT, Tài chính, LĐ-TB-XH cần nghiên cứu quy định lại mức lãi suất vay vốn tín dụng HS-SV, phải có sự khác nhau, phù hợp tình hình kinh tế từng vùng - miền, và mở rộng đối tượng vay. Những hộ tuy chưa là cận nghèo nhưng có hai con trở lên, đang học đại học hoặc học nghề, nên được cứu xét cho vay vốn tín dụng. Ngân hàng Chính sách xã hội cần có biện pháp chỉ đạo hiệu quả để một số địa phương không dùng tiền tín dụng SV-HS cấn trừ nợ cho những chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo hoặc các chương trình khác. Các địa phương, các trường mau chóng cung cấp thông tin cho trang web vay vốn đi học để cập nhật chính xác số liệu người vay vốn và tình hình hoạt động của chương trình, giúp các đơn vị liên quan và nhân dân nắm bắt thông tin và tích cực hỗ trợ công tác quản lý, giám sát việc thực hiện chương trình…”.
Bộ LĐ-TB-XH cần điều tra, xây dựng, đến cuối năm 2011 hoàn thành dữ liệu về danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo trong cả nước, nhằm phục vụ tốt chương trình tín dụng SV-HS cũng như các chương trình xã hội khác. Đối với người vay theo diện khó khăn đột xuất, vẫn duy trì quy định: Sau một năm phải rà soát lại, xem hộ đó có còn thuộc tiêu chuẩn diện được vay hay không? Đối với nguyện vọng hỗ trợ kinh phí mua máy tính, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT kết hợp một số tập đoàn nghiên cứu chương trình máy tính giá rẻ cho sinh viên, đồng thời vận động những doanh nghiệp, những cơ quan, tặng sinh viên số máy tính đã qua sử dụng…
Phó thủ tướng cũng yêu cầu tuyên truyền sâu hơn về chương trình, làm sao giúp mọi người dân, nhất là học sinh khối lớp 9 và khối 12 hiểu rõ về chương trình tín dụng này, góp phần giúp các em chọn được một hướng đi thích hợp cho tương lai. Cụ thể như đối với học sinh lớp 9: Các em sẽ được vay vốn để học nghề nếu gia đình khó khăn… Đối với nguồn vốn thực hiện, phấn đấu đến năm 2012 sẽ có loại hình tín dụng sinh viên với sự tham gia của nhiều ngân hàng khác... Ba bộ: Tài chính, GD-ĐT và LĐ-TB-XH kết hợp Ngân hàng Chính sách xã hội cùng phối hợp nghiên cứu điều chỉnh chung quanh những nội dung: Đối tượng vay, nội dung vay và mức vay. Riêng mức vay, cần tăng nhưng phải có sự khác nhau về mức vay giữa các vùng - miền, các bậc học. Sự khác biệt này cũng phải tính đối với mức lãi suất cho các đối tượng vay vốn, tùy theo khu vực…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đăng nhận xét Blogger Facebook